Hôm ngày 05/08/2013, NASA đã kỷ niệm một năm ngày con tàu tự hành khám phá sao Hoả Curiosity của họ hạ cánh an toàn xuống hành tinh đỏ. Kể từ khi bắt đầu hoạt động trên sao Hoả, Curiosity đã có những khám phá quan trọng cho thấy sự tồn tại của các điều kiện thuận lợi cho sự sống của vi khuẩn cách hàng tỉ năm về trước, bao gồm cả dấu tích của một lòng suối cổ đại. Curiosity cũng thực hiện các đo đạc quan trọng về mức độ phóng xạ nguy hiểm, giúp các kỹ sư thiết kế chuẩn bị cho những sứ mệnh đưa con người lên sao Hoả. Về các con số: Curiosity đã gửi về Trái đất hơn 190 Gb dữ liệu, hơn 72.000 tấm ảnh, và phóng hơn 75.000 tia laser để thẩm tra các đối tượng mục tiêu. Hiện tại thì Curiosity đang trên đường xuống chân núi Mount Sharp, nơi nó sẽ nghiên cứu lớp thấp hơn của ngọn núi cao hơn 5000m so với đáy miệng núi lửa Gale.
Một bức ảnh chân dung tự chụp của tàu tự hành Curiosity , ghép từ hàng chục bức ảnh có độ phơi sáng khác nhau do thiết bị Mars Hand Lens Imager (MAHLI) của Curiosity chụp, vào ngày thứ 177 trên sao Hoả, 03/02/2013. Lúc này tàu tự hành đang ở một mảnh đất của khu đất nhô lên bằng phẳng gọi là "John Klein", vốn được chọn là nơi để thực hiện mũi khoan đầu tiên của Curiosity. Continue reading “[The Big Picture] Một năm trên sao Hoả của tàu tự hành Curiosity”